Hội thảo về Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực hiện phục vụ đăng ký mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm Sâm củ và phát triển vùng trồng sâm theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Đại biểu của Hội thảo đến từ Sở NN&PTNT, Hội Sâm Quế, UBND huyện Nam Trà My, Tây Giang, Phước Sơn; Trung tâm phát triển Sâm Ngọc linh và Dược liệu Quảng Nam; Trung tâm Sâm Ngọc linh huyện Nam Trà My; Công ty Dược, Sâm Ngọc Linh Quảng Nam; Sở KH&CN; các địa phương và người dân trồng Sâm quan tâm.

Đề tài thực hiện các mục tiêu: đánh giá thực trạng, chất lượng đất đai tại các vùng quy hoạch trồng Sâm; khả năng thích hợp của cây sâm trên các dạng lập đại khác nhau; đề xuất các vùng ưu tiên phát triển cây sâm; mở rộng được các phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ tại những vùng có điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và chất lượng sâm củ tại những vùng chỉ dẫn đã được bảo hộ
Để triển khai hiệu mục tiêu trên, đề tài thực hiện 05 nội dung: Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên vùng quy hoạch phát triển; điều tra khảo sát thu thập mẫu đất, phân tích đất, đánh giá chất lượng vùng quy hoạch phát triển; đánh giá khả năng thích hợp đất đai và đề xuất các vùng ưu tiên phát triển trên các dạng lập đại; xác định đặc thù về tính chất, chất lượng sâm tại vùng dự kiến đăng ký mở rộng phạm vi chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh; xây dựng hồ sơ đăg ký mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý Ngọc linh cho sản phẩm sâm củ
Phát biểu đề dẫn, ThS Phạm Viết Tích- chủ trì Hội thảo giới thiệu về chỉ dẫn địa lý và vùng chỉ dẫn theo QĐ 3235/QĐ-SHTT của Cục sở hữu trí tuệ về Cấp GCN đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm củ Ngọc Linh. Đề tài làm căn cứ cho việc triển khai quy hoạch, phân vùng ưu tiên đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao nhất; khảo sát, đánh giá chất lượng đất đai là việc làm cần ưu tiên để tránh đầu tư dàn trải trên vùng đất kém thích hợp với cây sâm, gây lãng phí, kém hiệu quả. Chủ nhiệm và Ban chủ nhiệm cần nghiên cứu sâu làm cơ sở khoa học để định hướng phát triển Sâm hợp lý, hiệu quả
Báo cáo tại Hội thảo, TS. Lương Đình Toàn chủ nhiệm Đề tài đánh giá chất lượng đất vùng trồng sâm như sau: điều kiện tự nhiên của vùng trồng sâm có đặc trưng riêng phù hợp cho cây sâm phân bổ, sinh trưởng và phát triển; về đất, theo phân loại của FAO-UNESCO-WRB được chia thành 01 nhóm đất chính, 02 đơn vị đất đai và 04 đơn vị đất phụ nhìn chung chất lượng đất là khá tốt; các tính chất lý, hóa học của vùng đất nghiên cứu mang đặc thù rỏ rệt phù hợp các yêu cầu về sinh lý, sinh thái của cây sâm. Về khả năng thích hợp đất đai, chỉ có 01 đơn vị đất mang mã số 22 không phù hợp cho trồng sâm, có diện tích 203ha; kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để hoàn thiện hồ sơ đăng ký mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ được Cục Sở hữu trí tuệ quyết định tại quyết định 2465/QĐ-SHTT đưa vào bảo hộ lên 12.291ha trên khu vực 7 xã của huyện Nam trà My; đề tài cũng khảo sát, nghiên cứu về tính chất, chất lượng sâm và điều kiện tự nhiên của vùng di thực trồng sâm tại Phước Sơn, Tây Giang. Tại 02 địa phương này, Đề tài đã xác định được yếu tố hạn chế về điều kiện tự nhiên, về đất đai tại các vùng di thực có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sâm Ngọc Linh./.